Tìm hiểu văn khấn hạ nêu mùng 7 tết và cách thực hiện
07/05/2025 16:16:12
Tìm hiểu văn khấn hạ nêu mùng 7 chuẩn truyền thống, ý nghĩa lễ khai hạ đầu năm và cách chuẩn bị mâm lễ cúng đúng phong tục Việt Nam để cầu an, đón lộc.
Lễ khai hạ đầu năm là gì?
Theo phong tục dân gian xưa, lễ khai hạ là ngày người dân hạ cây nêu – biểu tượng linh thiêng được dựng lên vào cuối tháng Chạp để xua đuổi tà ma, bảo vệ gia đình trong những ngày đầu xuân. Khi Tết trôi qua, người ta chọn một ngày đẹp – thường là mùng 7 tháng Giêng âm lịch để làm lễ hạ cây nêu, kết thúc kỳ nghỉ lễ và đón nhận sinh khí của một năm mới khởi đầu.
.jpg)
Lễ khai hạ còn mang ý nghĩa tạ ơn trời đất, tổ tiên, thần linh đã phù hộ độ trì trong những ngày đầu năm, đồng thời gửi gắm ước nguyện bình an, may mắn và tài lộc cho cả năm sắp tới.
Cây nêu ngày Tết biểu tượng linh thiêng
Cây nêu thường là một cây tre dài 5–6m, được dựng lên từ ngày 23 tháng Chạp (sau lễ tiễn ông Công ông Táo) cho đến 30 Tết. Trên ngọn cây thường treo các vật phẩm mang tính chất trừ tà như:
-
Vòng tròn nhỏ, lá dứa, túi trầu
-
Bùa bát quái, hình con vật bằng đất nung
-
Ống sáo, chuông gió (khánh), kim loại phát ra âm thanh leng keng
-
Câu đối, vàng mã, lông gà, củ tỏi, lá thiên tuế
Dưới chân cây nêu, người ta còn rắc vôi bột và vẽ hình cung tên để tăng tính trấn yểm. Tất cả thể hiện mong muốn trừ tà, đuổi quỷ, cầu an cho cả gia đình và khẳng định rằng: "đất này đã có chủ, ma quỷ đừng quấy nhiễu".
Cúng khai hạ mùng 7 vào lúc nào là tốt?
Không có tài liệu nào quy định chính xác giờ cúng lễ khai hạ, nhưng theo phong tục, chiều ngày mùng 7 tháng Giêng là thời điểm phổ biến nhất để tiến hành lễ hạ nêu. Tuy nhiên, tùy theo vùng miền, gia chủ có thể tổ chức lễ này vào các ngày khác trong khoảng từ mùng 3 đến mùng 10 Tết.
Để lễ cúng khai hạ thêm phần linh thiêng, gia chủ nên chọn giờ hoàng đạo hợp mệnh, hợp tuổi. Tránh các giờ xung khắc với bản mệnh để mọi việc trong năm được hanh thông, thuận buồm xuôi gió.
Mâm lễ cúng khai hạ mùng 7 gồm những gì?
Mâm cúng khai hạ không cần cầu kỳ nhưng phải đầy đủ, tươm tất và thành tâm. Gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng chay hoặc mặn tùy theo điều kiện và tập tục địa phương, nhưng tối thiểu nên có những lễ vật sau:
-
Hương, hoa tươi (5 hoặc 7 bông, tránh số chẵn)
Rượu trắng, trà
-
Gạo, muối
-
Trái cây (ngũ quả hoặc 3–7 loại trái cây, không lấy số chẵn)
-
Đèn nến
-
Giấy tiền vàng mã
-
Các món ăn mới nấu (không dùng đồ thừa hoặc đã dùng)
Mâm cúng đặt dưới cây nêu hoặc trước sân nhà. Gia chủ sẽ thắp hương khấn gia tiên trước, sau đó mới tiến hành lễ cúng ngoài trời để hạ cây nêu.
Văn khấn lễ khai hạ nêu mùng 7 chi tiết
.jpg)
Dưới đây là bài văn khấn lễ khai hạ mùng 7 theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam, được sử dụng phổ biến trong các nghi lễ đầu xuân:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy:
-
Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
-
Ngài (tên hành khiển năm…), bản cảnh Thành Hoàng, chư vị Thần linh, Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
-
Các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại.
Hôm nay là ngày mùng… tháng Giêng năm… Chúng con là: (họ tên)… Ngụ tại: (địa chỉ)…
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, trà tửu nghi lễ, kính dâng trước án, cúi xin thưa trình:
Tết Nguyên Đán đã mãn, tiệc xuân đã qua. Nay xin lễ tạ Tôn thần, rước tiễn chư vị trở về âm cảnh.
Kính xin các ngài thương xót tín chủ, phù hộ độ trì, cho chúng con năm mới:
Lễ bạc lòng thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Dù xã hội có hiện đại đến đâu, những phong tục ngày Tết như lễ khai hạ, văn khấn mùng 7 vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Chuẩn bị một mâm lễ chu đáo, chọn giờ tốt, đọc văn khấn đúng chuẩn, và quan trọng nhất là sự thành tâm, chính là cách để chúng ta bắt đầu một năm mới thật viên mãn.