Văn khấn lễ tơ hồng chuẩn cầu duyên trăm năm bền vững
09/05/2025 09:05:41
Tham khảo bài văn khấn lễ tơ hồng chuẩn truyền thống để cảm tạ Ông Tơ Bà Nguyệt se duyên, cầu mong vợ chồng hạnh phúc viên mãn. Hướng dẫn chi tiết cách sắm lễ và nghi thức cúng đúng phong tục qua bài viết dưới đây.
1. Lễ tơ hồng là gì?
.jpg)
Lễ tơ hồng, hay còn gọi là lễ cúng tơ hồng, là một nghi lễ truyền thống trong văn hóa Việt Nam nhằm tạ ơn Ông Tơ Bà Nguyệt – hai vị thần được xem là người se duyên cho các cặp đôi nên nghĩa vợ chồng. Theo quan niệm dân gian, mỗi cuộc hôn nhân đều là “duyên trời định”, là kết quả của sợi tơ hồng mà Ông Tơ Bà Nguyệt đã kết nối từ kiếp trước.
Trong ngày cưới hoặc sau lễ thành hôn, nhiều gia đình truyền thống thường tổ chức lễ cúng tơ hồng như một cách biểu đạt lòng biết ơn đến các bậc thần linh đã ban mối lương duyên, đồng thời cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ sống hạnh phúc, hòa thuận và bền lâu.
2. Ý nghĩa của lễ cúng tơ hồng
Lễ cúng tơ hồng mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, thể hiện rõ nét đạo lý, nhân sinh quan của người Việt:
-
Tạ ơn Ông Tơ Bà Nguyệt: Trước hết, lễ này là cách bày tỏ lòng biết ơn đối với Ông Tơ Bà Nguyệt – những vị thần đã xe chỉ luồn kim, gắn kết hai người xa lạ thành vợ chồng. Việc cúng tạ cho thấy lòng thành và sự trân trọng đối với hạnh phúc lứa đôi.
-
Biểu dương đạo nghĩa vợ chồng: Lễ cúng cũng mang tính chất răn dạy và biểu dương đạo nghĩa thủy chung, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, biết yêu thương, chia sẻ và vượt qua thử thách trong hôn nhân.
-
Giáo dục đạo đức và nhân văn: Thông qua lễ nghi này, giá trị đạo đức được gìn giữ và lan tỏa – khuyên con người sống thiện lương, tránh điều sai trái, sống có trách nhiệm với hôn nhân và con cái. Đây là cách nuôi dưỡng nếp sống gia phong, tạo phúc đức cho thế hệ tương lai.
3. Lễ vật cúng tơ hồng gồm những gì?

Dưới đây là các lễ vật cơ bản cần chuẩn bị:
-
1 bình rượu nếp (hoặc rượu trắng)
-
Lá trầu, quả cau (thường chuẩn bị theo cặp số chẵn)
-
Nhang đèn, hoa tươi, đĩa muối gạo
-
Bánh kẹo hoặc mâm ngũ quả
Ngoài ra, với những gia đình khá giả, có thể chuẩn bị lễ cúng tơ hồng tươm tất hơn với các món như:
Việc sắm lễ không cần quá xa hoa, quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính của đôi vợ chồng và gia đình đối với Ông Tơ Bà Nguyệt.
4. Văn khấn lễ tơ hồng
.jpg)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
-Hoàng thiên Hậu tổ chư vị Tôn thần
-Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa
-Ngài Bản gia Táo quân cùng các chư vị Tôn thần.
-Tổ tiên và các chư vị hương linh nội, ngoại
Hôm nay là ngày tháng………..năm…………..
Tín chủ chúng con là:…………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………
Con trai (hoặc con gái) của tín chủ là:…………………….
Năm nay……….tuổi, kết duyên cùng………………….
Người thôn………… , xã……………… huyện…………………..
Tỉnh………………….. Con của ông bà…………………………
Nay thủ tục hôn lễ đã thành.
Xin sắm sửa: hương hoa, trà quả cùng lễ vật…………….
Dâng lên trước án
Kính lạy:
Trước Thần linh bản thổ
Trước linh bài liệt vị gia tiên
Trước Phúc tổ di lai, Ông Tơ Bà Nguyệt.
Xin được giáng lâm, nạp thụ
Phù hộ cho các cháu:
Giai lão trăm năm, vừng bền hai họ.
Nghi thất nghi gia, con cháu thịnh đạt.
Cúi xin chư vị gia ân
Mọi sự hanh thông, cung trần bái thỉnh.
Cẩn cáo!
Hy vọng rằng với các thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây thì bạn đã nắm được văn khấn lễ tơ hồng như thế nào rồi nhé.