Ngày đẹp - Tin tức

Hướng dẫn văn khấn sửa nhà đúng cách, chuẩn phong tục

07/05/2025 16:44:47

Tìm hiểu về văn khấn sửa nhà, ý nghĩa lễ cúng khởi công và tạ ơn sau khi sửa nhà. Hướng dẫn chuẩn bị mâm lễ và các lễ vật cần thiết cho nghi lễ sửa nhà để cầu mong may mắn, tài lộc và an lành

Lễ cúng sửa nhà gồm những gì – mâm cúng, cách cúng sửa nhà

Cúng sửa nhà là một nghi lễ quan trọng mà nhiều gia đình thực hiện trước khi bắt đầu công việc sửa chữa, xây dựng nhà cửa. Lễ cúng này mang ý nghĩa cầu mong tài lộc, bình an và sự suôn sẻ cho quá trình thi công cũng như cuộc sống sau khi sửa chữa. Dưới đây là hướng dẫn về mâm cúng và cách thức cúng sửa nhà.

Mâm lễ cúng sửa nhà

Mâm lễ cúng sửa nhà

Mâm cúng sửa nhà không cần quá cầu kỳ nhưng phải đầy đủ và thể hiện lòng thành kính. Các gia chủ cần chuẩn bị những lễ vật sau đây để thể hiện sự trang trọng, cầu mong may mắn, bình an:

Mâm lễ mặn:

  • Tam sinh: Gồm 1 con gà luộc nguyên con, trứng gà luộc và 1 đĩa thịt heo luộc.

  • Đồ nếp: Xôi gấc, xôi đỗ hoặc bánh chưng (tùy theo vùng miền và phong tục).

Mâm lễ hoa quả:

  • Mâm ngũ quả với những loại quả tươi, đặc biệt chọn quả có màu vàng và đỏ để mang đến may mắn, tài lộc cho gia đình.

Các đồ lễ vật khác:

  • Muối trắng: Một đĩa muối trắng để rải xung quanh khu vực sửa nhà.

  • Gạo: Một bát gạo sạch, tượng trưng cho sự đủ đầy.

  • Rượu nếp: Một chai rượu nếp để cúng dường.

  • Nước sạch: Một bát nước sạch, biểu tượng của sự tinh khiết.

  • Chè: Một túi hoặc hộp chè, thường là chè xanh.

  • Thuốc lá: Một bao thuốc lá, thể hiện lòng thành kính.

  • Trầu cau: Một đĩa trầu cau với 5 lá trầu và 5 quả cau (hoặc 3 miếng trầu đã têm sẵn).

  • Oản đỏ: 5 cái oản đỏ (là lễ vật truyền thống trong nhiều nghi lễ cúng bái).

  • Vàng mã: 5 lễ vàng tiền để dâng cúng.

  • Bông hồng đỏ: 9 bông hồng đỏ cắm vào lọ để thể hiện lòng tôn kính và sự thành tâm.

  • Muối rải quanh đất: Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ dùng muối rải quanh khu đất để bảo vệ, xua đuổi tà khí.

Cách cúng sửa nhà

Cách cúng sửa nhà

  • Chọn ngày và giờ tốt: Trước khi làm lễ cúng, gia chủ cần chọn ngày giờ đẹp, phù hợp với tuổi của mình để bắt đầu công việc sửa chữa

  • Chuẩn bị lễ vật và mâm cúng: Các lễ vật cần được chuẩn bị tươm tất, đầy đủ như đã liệt kê trên. Mâm cúng nên được đặt ở vị trí trang trọng trong nhà, gần cửa chính hoặc nơi gần khu vực sửa chữa.

  • Đặt bày lễ vật: Mâm lễ cúng sửa nhà cần được đặt ngay ngắn, gọn gàng, và các lễ vật cần được sắp xếp hợp lý, sao cho vừa mắt và thể hiện được lòng thành của gia chủ.

  • Khấn cúng: Sau khi bày biện xong mâm lễ, gia chủ tiến hành khấn cúng. Lời văn khấn có thể là lời khấn phổ biến hoặc theo yêu cầu của gia chủ, nhưng chủ yếu sẽ cầu mong thần linh, tổ tiên chứng giám và ban phước lành cho công việc sửa chữa diễn ra suôn sẻ, an lành.

  • Rải muối quanh đất: Sau khi kết thúc lễ cúng, gia chủ sẽ dùng một ít muối đã chuẩn bị sẵn để rải quanh khu vực sẽ sửa chữa, giúp xua đuổi tà khí và bảo vệ không gian thi công.

 Bài cúng văn khấn sửa chữa nhà

 Bài cúng văn khấn sửa chữa nhà

Sau khi đã sắp xong mâm cúng, tới giờ lành để cúng sửa chữa nhà thì người thực hiện lễ cúng sẽ phải thắp nhang, vái 4 phương 8 hướng và đứng trước mâm lễ cúng để dọc văn khấn sửa nhà. Nội dung văn khấn như sau:

“- Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:…………….

Ngụ tại:…………

Hôm nay là ngày… tháng… năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ……….. là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa.

Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

– Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!”

Đọc xong bài khấn sửa nhà, chờ hương cháy hết thì gia chủ sẽ đốt vàng và lấy đĩa muối đem đi rải xung quanh rồi mới tiến hành việc Động thổ, phá dỡ công trình.

Trên đây là các chia sẻ của chúng tôi về văn khấn sửa nhà. Thực hiện lễ cúng này giúp gia đình cảm thấy an tâm hơn trong không gian sống mới và mong muốn có cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng lâu dài.

TIN LIÊN QUAN

     
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN
  Ngày hoàng đạo       Ngày hắc đạo

CHUYỂN ĐỔI LỊCH ÂM DƯƠNG


Dương Lịch: 
     
Âm Lịch: 
     

Ngày 16-5-2025 tức ngày 19-4-2025 AL (Ngày Ất Dậu tháng Tân Tỵ năm Ất Tỵ)
-- Xem chi tiết ngày --

TỬ VI HÀNG NGÀY

Ngày xem (Dương lịch):
     
Năm sinh (Âm lịch):

- Ngày 16/5/2025 dương lịch với tuổi của bạn sinh năm 1981

- Tuổi Tân Dậu thuộc Thạch Lựu Mộc. Căn Tân Kim đồng hành Chi Dậu Kim.

- Nên: Cẩn thận đề phòng bất trắc, nhẫn nại đợi thời cơ, nhờ quý nhân giúp đỡ, khéo léo trong cách giải quyết công việc, chờ đợi tin tức khác, sắp xếp lại công việc, sửa chữa máy móc xe cộ, tu bổ đồ đạc, làm phước, chữa bệnh.

- Kỵ: Cầu hôn, cưới gả, mưu sự hôn nhân, đi xa, di chuyển, thưa kiện, tranh cãi, tranh luận, khai trương, xuất hành, ký kết hợp tác, khởi công, cầu tài lộc.

- Kết Luận: Ngày tuổi của bổn mạng. Khó có công việc gì trong ngày làm nên kết quả như ý, hoặc làm mà không được hưởng công lao hoặc phải bỏ dở nửa chừng. Chỉ thuận lợi cho các công việc vặt vãnh thường nhật.